Xu hướng tất yếu của thương mại điện tử trong 2016 ?
Thương mại điện tử đã và đang phá triển mạnh mẽ, khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng được thu hẹp. Theo báo cáo của Ủy ban băng rộng Liên Hợp Quốc, hiện nay hơn 40% dân số thế giới đã kết nối trực tuyến và đến năm 2017 sẽ có hơn 50% dân số toàn cầu truy cập Internet.
Tín đồ thương mại điện tử - Phụ nữ
Phụ nữ và những người trong độ tuổi 35-44 vẫn là những người thường mua sắm trực tuyến nhiều nhất với 85,1% và 86,5% tương ứng đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua. Họ cũng có chiều hướng mua nhiều mặt hàng hơn và đi mua sắm nhiều hơn các nhóm khác.
Lĩnh vực thuộc “top” ngôi vương trong mua sắm
Hàng không, các sản phẩm điệu tử gia dụng và du lịch là ba lĩnh vực hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên chi tiền nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến. Những trang web mua sắm trực tuyến được ghé thăm nhiều nhất tại Việt Nam là Lazada (24,4%), Hotdeal (21,9%), Mua Chung (16,2%) và Chotot (14,7%).
Thương mại điện tử trên thiết bị di động tăng mạnh
Người sử dụng di động luôn hoạt động online, lướt web mọi lúc mọi nơi. Số liệu được công bố từ nghiên cứu của Ofcom: Có đến 81% người dùng điện thoại bật điện thoại liên tục, ngay cả khi ngủ; 23% người lớn và 34% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại suốt giờ ăn và 22%người lớn, 47% thanh thiếu niên dùng điện thoại trong… toilet.
Theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường IHS, số người sử dụng smartphone năm 2017 sẽ đạt 1.5 tỷ người và có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, Mobile retailing hay m-commerce cũng sẽ trở thành hình thức kinh doanh trực tuyến chủ yếu, đáp ứng xu hướng mới trong tâm lý khách hàng.
Vì vậy các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển thị trường kinh doanh trực tuyến trên điện thoại di động và dần đưa nó trở thành xu hướng mua bán phổ biến trên toàn cầu.
Thương mại điện tử trong lĩnh vực mạng xã hội
Hiện nay, 42% người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội làm nghiên cứu các sản phẩm mà họ muốn mua trên các mạng xã hội đặc biệt là facebook bởi vì tỷ lệ các nhấp chuột thông qua đường facebook đạt tới 6,5% trong khi các hình thức khác trong việc nỗ lực marketing trực tuyến như banner quảng cáo nếu được xem là thành công chỉ có 2% tỷ lệ nhấp chuột.
Bên cạnh đó báo cáo của eConsultancy cho biết 90% khách hàng tin tưởng lời giới thiệu của những người họ đã biết, và những nhà bán lẻ trên Facebook gần đây đã thông báo 67% khách hàng dành nhiều thời gian hơn cho mua sắm sau khi nghe lời khuyên của những người bạn, những cộng đồng trên mạng.
Chính vì vậy trong tương lai, với sự ra đời và phát triển của nhiều trang mạng xã hội khác như twitter, Instagrams, Google+,… xu hướng thương mại xã hội cũng mở rộng theo.
Rào cảng lớn nhất của Thương mại điện tử
Theo khảo sát mới nhất về mua sắm trực tuyến năm 2014 của MasterCard. Uy tín của một trang web (83,8%), các phương thức thanh toán tiện lợi (81%), chính sách hoàn trả hay đổi hàng (81%) dẫn đầu danh sách những điều cần xem xét khi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên sự hài lòng của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua sắm trực tuyến đã tăng 7,4% so với năm ngoái với 62,1% người trả lời nói rằng hài lòng với việc mua sắm trực tuyến.
Hướng phát triển nâng tầm cho thương mại điện tử Việt Nam
Những nỗ lực giúp cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn và giải quyết những lo ngại của khách hàng trong thời gian qua như cải thiện độ an toàn của giao dịch, chính sách đổi/trả hàng, đưa ra mức phí gửi hàng thấp hay miễn phí… được xem là những lí do góp phần thúc đẩy sự bùng nổ tiếp tục việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam” - ông Arn Vogels, Trưởng đại diện và Giám đốc khu vực Đông Dương của MasterCard, cho biết.
Ngọc Toàn
Tham khảo: thongtincongnghe.com